Thưởng thức 4 loại hủ tiếu ở Sài Gòn ngon không cưỡng
Hiện, Sài Gòn có hai quán kinh doanh hủ tiếu bột lọc. Một là hủ tiếu cật trên đường Trương Định. Một là hủ tiếu sườn Vĩnh Long trên đường Phạm Viết Chánh.
1. Hủ tiếu sa tế
Hủ tiếu sa tế nai Hủ tiếu sa tế nai
Hủ tiếu sa tế tôm lạ miệng
Hủ tiếu sa tế là một trong những món ăn quen thuộc của cộng đồng người Tiều. Lạ là món ăn này gần như Sài Gòn mới có bán. Số lượng quán không nhiều (khoảng 10 quán), thường là ở các quận 5, quận 6 hay quận 11.
Nước lèo của hủ tiếu sa tế ngoài vị ngọt thanh của xương hầm còn là sự phối hợp khéo léo của hơn 20 loại gia vị khác nhau. Nhờ vậy, nó mang đủ vị chua, cay, béo, mặn, ngọt.
Hủ tiếu sa tế thường được nấu với thịt nai hay thịt bò, đôi khi là lòng heo. Song thường thấy và được đánh giá cao nhất là hủ tiếu sa tế nai – loại thịt có vị ngọt vượt trội.
Địa chỉ: Hủ tiếu Vân Ký, 144 Cao Văn Lầu, P. 2, Q. 6; 9 Dương Đình Nghệ, P. 8, Q. 11; 52 Ngô Đức Kế, P. Bến Nghé, Q. 1.
2. Hủ tíu dê
Hủ tiếu dêHủ tiếu dê thường được dọn ra hai riêng
Bạn có thể dùng xen kẽ hai tô hay cho hẳn thịt dê vào tô hủ tiếu để dùng chung
Nếu hủ tiếu sa tế được cho là bí ẩn nhất thì hủ tiếu dê là món khó tìm nhất. Chỗ bán món này đếm không đủ một bàn tay. Đó cũng là lý do, quán nào trụ lại với món này đều được thực khách đóng dấu “ngon”.
Để có một tô hủ tiếu dê thơm, ngon và đậm vị, mùi khó chịu của thịt dê phải được xử lý ngay ở khâu chế biến với rượu, dấm… Sau khi xử lý, thịt được ướp với hàng loạt gia vị bí truyền vài giờ. Cuối cùng hầm thịt trên lửa lớn trong 10 tiếng. Thành phẩm là món nước dùng có màu cánh gián, nửa giống cà ri, nửa giống bò kho thoang thoảng mùi sa tế.
Không chỉ chế biến, khâu dọn cho người dùng cũng cầu kỳ không kém. Hủ tiếu phải chọn loại tươi, trụng với nước nóng, cho vào tô, chan lên ít nước dùng. Thịt dê phải để riêng. Nếu để chung, nhiệt độ của thịt dê thì sẽ khiến hủ tiếu sẽ bị bở và ngược lại.
Địa chỉ: 62D Xóm Đất, P. 8, Q. 11; 71 Nguyễn Kim, Q.10.
3. Hủ tiếu bột lọc
Hủ tiếu bột lọc
Hủ tiếu sườn Vĩnh Long tại Chân Đất
Nếu như bánh hủ tiếu thường làm bằng bột gạo thì hủ tiếu bột lọc được làm bằng bột lọc. Do đó cọng hủ tiếu không có dáng thanh mảnh thường thấy mà vuông vức, rất dễ gắp. Khi nấu chín, hủ tiếu có độ dai mềm riêng. Độ dai khiến thực khách dù ăn no vẫn thòm thèm.
Loại hủ tiếu này đòi hỏi cao kỹ thuật trụng/nấu của người bán, Cụ thể ngâm bao lâu trong nước lạnh để cọng hủ tiếu nở vừa đủ và trụng nước sôi như thế nào để nó không bị nát.
Hiện, Sài Gòn có hai quán kinh doanh hủ tiếu bột lọc. Một là hủ tiếu cật trên đường Trương Định. Một là hủ tiếu sườn Vĩnh Long trên đường Phạm Viết Chánh.
Địa chỉ: 11 Phạm Viết Chánh, Q. 1 và 62 Trương Định Q. 1.
4. Hủ tiếu phá lấu
Có hai loại hủ tiếu phá lấu của người Việt: phá lấu cộng hủ tiếu. Hai là hủ tiếu hồ.
Hủ tiếu phá lấu phong cách Việt có ba dòng. Loại thứ nhất là dùng nước lèo của phá lấu và nêm nếm theo cách của người bán. Loại hai, nước phá lấu có nấu chung với nước dừa. Cuối cùng là dùng nước lèo (như nước để nấu mì, hủ tíu) rồi cắt phá lấu vào. Cả ba dòng hủ tiếu này thường có mặt quanh các trường của Sài Gòn. Giá một tô dao động từ 25.000 – 30.000 đồng.
Hủ tiếu Hồ của người Tiều hay bánh canh Hồ không có nước dùng màu cánh gián thường thấy mà trong vắt, thanh ngọt. Điểm nhấn của dòng hủ tiếu này là bánh hủ tiếu hình vuông và dùng kèm với lòng heo khìa cải chua.
Leave a Reply